ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM - DIỄN ĐÀN Q5K4
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN DIỄN ĐÀN LỚP Q5K4 - ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM

Để tham gia vào diễn đàn bạn hãy đăng ký 1 tài khoản tại mục "Đăng ký".

Nếu đã có tài khoản, bạn hãy đang nhập ngay để tham gia vào diễn đàn.


Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile



Join the forum, it's quick and easy

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM - DIỄN ĐÀN Q5K4
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN DIỄN ĐÀN LỚP Q5K4 - ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM

Để tham gia vào diễn đàn bạn hãy đăng ký 1 tài khoản tại mục "Đăng ký".

Nếu đã có tài khoản, bạn hãy đang nhập ngay để tham gia vào diễn đàn.


Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM - DIỄN ĐÀN Q5K4
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chật vật kiếm ăn giữa biển nước

Go down

Chật vật kiếm ăn giữa biển nước Empty Chật vật kiếm ăn giữa biển nước

Bài gửi by Admin 20/10/2010, 10:06 am

Giữa dòng lũ đục ngầu, chảy xiết mang theo nhiều rác rưới, các cụ già tay run rẩy, những đứa trẻ tím tái mặt mày vì rét vẫn mò mẫm mò cua, bắt cá, vớt rau…

Nước ngập lút mái nhà, cả làng phải tất tả đi sơ tán, từ hơn 2 tuần nay, ông Nguyên (68 tuổi) cũng như những người khác ở rốn lũ Phương Mỹ (Hương Khê, Hà Tĩnh) phải gồng mình chống chọi với cái đói ăn, rét mặc và khát uống. Tranh thủ khi nước đang bắt đầu xuống, ông tìm cách đi thả lưới để kiếm cá về cải thiện bữa ăn. Trời mưa, gió rét căm căm, chân tay ông Nguyên cứ run lẩy bẩy lần mò từng con cá mắc lưới.

“Sống nhờ mì tôm và nước đóng chai cứu trợ mãi cũng không được, mấy đứa con đang lo về dọn nhà cửa nên tui phải tranh thủ kiếm con cá, con cua cho cả nhà”, ông bảo.

Chật vật kiếm ăn giữa biển nước Mu4
Ông Nguyên tỉ mẩn gỡ từng con cá nhỏ xíu khỏi chiếc lưới. Ông lão nông này chưa bao giờ đánh bắt cá, nhưng giờ đói quá, đành mượn tạm chiếc lưới để đi quăng bắt cá nhỏ. Ảnh: Nguyên Khoa.

Cũng như ông Nguyên, một số chị em phụ nữ khác trong làng lại tranh thủ chèo thuyền ra bãi bồi ven sông khi nước đã bắt đầu hạ dần để tìm bắt những con cua còn sót lại, trẻ con thì chèo thuyền đi bắt giun về làm mồi câu…

Sau gần nửa buổi sáng tỉ mỉ nhặt nhạnh, chiến lợi phẩm của chị Nguyễn Thị Lan ở xã Phương Mỹ là mấy chục con cua bé xíu. “Ít nhưng rất quý, hai trận lụt liên tục chúng tôi sống bằng mì tôm rồi, thèm một bát cơm rau kinh khủng”, chị Lan cười nói.

Hương Khê là huyện ngập sâu nhất của Hà Tĩnh, phải liên tiếp hứng chịu hai đợt lũ liên tiếp, người dân ở đây rơi vào cảnh kiệt quệ. Ngồi bần thần bên căn lều tạm trên đường ray nhìn xuống căn nhà ngập đến lút mái ngói, chị Nguyễn Thị Chinh ở khối 13 thị trấn Hương Khê than ngắn thở dài: “Mấy ngày liên tục chưa được một bữa cơm nào cho ra trò, gạo thóc bị ướt, mấy người dân cùng cảnh ngộ chúng tôi vừa phải tất tả chạy lũ, vừa phải vào trung tâm thị trấn làm thuê đủ mọi việc. Ngày bình thường kiếm việc làm thuê đã khó, ngày mưa lũ lại càng khó hơn, nhà cửa của mình đang ngập nước chưa thể dọn được nhưng phải đi lau bàn ghế, đồ đạc thuê cho những gia đình khá giả hơn mới có được dăm ba nghìn đồng để mua rau”.

Chật vật kiếm ăn giữa biển nước Muu4
Tranh thủ nước rút, một số người đi đánh giậm tìm mấy con cua, con tép. Ảnh: Nguyên Khoa.

Vào những ngày này, khi hầu hết người dân các xã Hưng Phúc, Hưng Lợi của huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) đang phải tất tả dựng lán để sống chung với lũ trên triền Đê Tả Lam, thiếu thốn đủ bề; thì một số người vẫn cố gắng chèo thuyền đến các hồ rau muống để kiếm những cọng rau vươn lên được trên mặt nước lũ. Mưa lâu ngày, người dân thiếu rau, những bó rau muống cứ đưa ra chợ là có người mua ngay với giá từ 5 đến 10 nghìn, gấp 3-4 lần ngày thường.

Nhìn có vẻ dễ nhưng việc kiếm rau mùa lũ không hề đơn giản, nước ngập trắng đồng, lũ chảy xiết, những chiếc thuyền gỗ bé xíu cứ chòng chành, chòng chành, chỉ cần sơ sẩy là lật úp cả người lẫn rau xuống nước.

“Hôm trước ở xóm bên, có đứa bé cũng bơi thuyền đi hái rau, thuyền lật bị nước cuốn trôi, may mà có người nhảy xuống cứu kịp thời”, vợ chồng chị Hạnh ở Hưng Phúc vừa hái rau vừa kể.

Lũ cũng làm phát sinh nhiều "nghề" mới như vớt củi, vớt gỗ, chèo thuyền đưa khách qua đường,… "Sang" hơn là nghề bẫy chim của một số người dân ở huyện Đức Thọ, Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Mùa này, các loài chim ở biển đều tìm về đất liền để tránh bão, sau khi bay mỏi cánh và đói, những chú chim liền gặp phải "thiên la địa võng" của các loại bẫy mà người dân giăng ra như bẫy lưới, bẫy nhựa, bẫy sập...

Chật vật kiếm ăn giữa biển nước Muu5
Một gia đình ở Đức Thọ, Hà Tĩnh đổ đi bắt chim để đem bán. Ảnh: Nguyên Khoa.

Dọc quốc lộ 8A qua huyện Đức Thọ, 8B qua huyện Nghi Xuân, đâu đâu cũng có chim trời đủ loại. Mặc dù giá không rẻ nhưng chim trời vẫn đắt hàng bởi hầu hết các loại thực phẩm đều khan hiếm sau đợt mưa, nhiều gia đình đã huy động cả nhà cùng nhau đi săn chim về bán.

Nguyên Khoa - Vnexpress.net
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 75
Join date : 16/10/2010
Age : 45
Đến từ : Tp.HCM

https://q5k4.1talk.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết