ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM - DIỄN ĐÀN Q5K4
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN DIỄN ĐÀN LỚP Q5K4 - ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM

Để tham gia vào diễn đàn bạn hãy đăng ký 1 tài khoản tại mục "Đăng ký".

Nếu đã có tài khoản, bạn hãy đang nhập ngay để tham gia vào diễn đàn.


Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile



Join the forum, it's quick and easy

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM - DIỄN ĐÀN Q5K4
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN DIỄN ĐÀN LỚP Q5K4 - ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM

Để tham gia vào diễn đàn bạn hãy đăng ký 1 tài khoản tại mục "Đăng ký".

Nếu đã có tài khoản, bạn hãy đang nhập ngay để tham gia vào diễn đàn.


Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM - DIỄN ĐÀN Q5K4
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

câu chuyện làm động lòng ngươi

Go down

câu chuyện làm động lòng ngươi Empty câu chuyện làm động lòng ngươi

Bài gửi by vincenttong311 26/2/2011, 8:00 am

Ông trời có thể cướp đi đôi chân và đôi tay của mình. Nhưng, có một thứ không ai có thể lấy đi được, đó chính là…niền tin và ý chí.

Khi nào mình còn niềm tin, thì khi ấy chẳng khó khăn nào có thể quật ngã mình”. Đó là những lời tâm sự chân thành của sinh viên Nguyễn Thùy Chi, cô gái bị liệt tứ chi.



Sự nghiệt ngã của một số phận

Khi vừa chào đời, Nguyễn Thùy Chi (hẻm 98B, đường Cốc Lếu, TP Lào Cai) đã mang trong mình một số phận bất hạnh: số phận của một người bị liệt tứ chi. Các cơ chân và tay của bạn bị co cứng, không cử động được. Gia đình đã cố gắng chạy chữa cho Chi bằng nhiều biện pháp, từ châm cứu ở nhà bác Tài Thu, đến bệnh viện Nhi Thụy Điển, thậm chí sang cả Trung Quốc, nhưng bệnh tình của Chi vẫn không hề thuyên giảm. Đáng thương hơn, mẹ Chi bỏ nhà ra đi từ khi bạn 3 tuổi, bố lại bị bệnh gan nặng nên không thể chăm sóc Chi chu đáo. Do vậy Chi phải sống dựa vào ông ngoại 86 tuổi và bà ngoại 82 tuổi. Chừng ấy lí do tưởng chừng sẽ lấy đi niềm vui được đến trường của cô bạn nhỏ.

Nhưng ước mơ được đi học, được biết chữ như những người bạn bình thường cùng trang lứa luôn sáng ngời trên khuôn mặt Chi. Thấy cháu suốt ngày nài nỉ xin được đi học, trong thâm tâm ông ngoại lúc ấy chỉ mong cháu mình đến trường để biết mặt mấy chữ cái và hòa đồng với bạn bè, chứ chẳng mong Chi sẽ thành đạt mai sau. Lúc ấy, Chi 8 tuổi...

Khó khăn chồng chất khó khăn

Ngày ngày, ông ngoại đưa Chi - ngồi lọt thỏm trên chiếc xe lăn - đến lớp. Những buổi học đầu tiên đối với Chi là bao nhiêu khó khăn, thử thách. Miệng Chi bị co cơ nên phát âm, đánh vần không được chuẩn. Tay lại bị liệt, không có cảm giác nên việc viết chữ là điều không thể. Tuy vậy, cô gái đầy nghị lực ấy chưa bao giờ nghĩ mình sẽ buông xuôi trước số phận.

Chăm chỉ học tập trên lớp và ở nhà nhiều tháng, Chi dần làm quen với môi trường học tập. Không thể viết, khả năng ghi nhớ là vũ khí hữu hiệu giúp Chi học tốt. Những kiến thức thầy cô truyền đạt trên lớp được bạn tiếp thu rất nhanh. Về đến nhà Chi nhờ ông mở sách ra và cố gắng học thuộc lòng để nhớ. Có chỗ nào chưa hiểu, Chi nhờ ông ngoại viết hộ ra một tờ giấy để hôm sau lên lớp hỏi lại thầy cô.

Là học sinh đặc biệt nên cách Chi được thầy cô kiểm tra kiến thức cũng rất… không bình thường. Đối với những môn xã hội, hình thức thi là vấn đáp, còn những môn học tự nhiên, Chi làm bài thi trắc nghiệm. Đôi khi, thầy cô cho Chi đề mở về nhà làm sau đó nộp bài sau.

Vượt qua những ngày tháng cấp 1 và cấp 2 với học lực khá, Chi được Ban giám hiệu trường THPT số 1 thành phố Lào Cai tuyển thẳng. Đây là một ngôi trường chuyên của thành phố. Nhưng trường lại cách nhà Chi hơn 2km, do vậy, gia đình muốn Chi nghỉ học ở nhà vì quá neo người. Tuy nhiên, Chi một mực không đồng ý, những hàng nước mắt cùng những lời van vỉ cầu xin đi học đã làm cho cả nhà phải thay đổi suy nghĩ. Chấp nhận học tiếp cấp 3, cũng đồng nghĩa với việc Chi sẽ phải tiếp tục cố gắng không ngừng để vượt qua thử thách. Hằng ngày, bố Chi dùng một chiếc dây thừng, buộc một đầu vào xe đạp và một đầu buộc vào xe lăn đưa con đi học. Những lúc gặp đoạn đường sóc, Chi lại đau điếng nhưng những điều đó không hề làm bạn nản chí.

Chi yêu thích môn văn từ nhỏ. Với Chi, “vũ khí” của văn học chính là ngòi bút. Một người ngay cả “vũ khí’ của mình cũng không sử dụng nổi thì có thể làm được điều gì? Tuy vậy, bằng năng khiếu trời cho, cùng niềm say mê học tập, những bài kiểm tra làm bằng “giọng hơi ngọng” của Chi luôn có chất lượng xuất sắc. Điểm tổng kết môn văn của bạn hồi cấp 3 không kì nào dưới 8,0.

Giấc mơ có thật

Những ngày tháng 3 của năm học lớp 12 mang đến cho Chi biết bao nhiêu sự xáo trộn về tinh thần. Đây là thời điểm học sinh cuối cấp phải làm hồ sơ đăng kí dự thi đại học. Những câu hỏi khiến bạn day dứt là có nên tiếp tục thi đại học hay không, liệu mình có đủ sức mạnh để vượt ra khỏi vòng tay che chở của người thân hay không. Thật may mắn, cô Lưu Ngân Hà, giáo viên dạy văn, cũng là cô chủ nhiệm lớp Chi đã cho bạn lời khuyên: “Ý nghĩa cuộc sống không phải ở chỗ nó đem đến cho ta điều gì, mà ở chỗ ta có thái độ với nó ra sao; không phải ở chỗ điều gì xảy ra với ta, mà ở chỗ ta phản ứng với nó như thế nào. Cô tin, em có khả năng và chắc chắn em sẽ làm được một điều gì đó có thể thay đổi cuộc sống của mình”. Câu nói đó đã tiếp thêm niềm tin cho Chi làm hồ sơ dự thi vào trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, khoa Văn Học. Nếu được thì quá tốt, còn không thì đành phải chấp nhận.

Tuy nhiên, gia đình Chi lại không cho bạn đi thi vì không thể đảm đương nổi nhiệm vụ chăm sóc Chi ở Hà Nội nếu Chi thi đỗ. Một lần nữa, cô giáo chủ nhiệm của Chi lại đến nhà Chi và thuyết phục gia đình nên đồng ý nguyện vọng của bạn, cuối cùng, gia đình cũng phải đồng ý.

Gần đến ngày thi, 3 bác của Chi là bác Dằn, bác Dung và một bác nữa đưa cháu lên Hà Nội. Mới đầu, vì tưởng Chi là một thí sinh bình thường nên nhà trường đã xếp cho Chi thi ở trường THCS Trung Hòa. Sau khi biết đây là thí sinh đặc biệt, Chi đã được chuyển đến một phòng thi đặc biệt dành riêng cho mình. Do không viết được nên Chi phải đọc bài làm của mình cho giám thị thứ 2 viết hộ, còn giám thị thứ 3 quay camera và giám thị số 1 quan sát chung để đảm bảo sự công bằng.

Với tổng điểm 3 môn khối C là 18,5 (cả điểm khu vực), không đậu ĐH KHXH-VN, Chi đã làm ngyện vọng 2 vào khoa Quản lí xã hội, HV BC-TT và chính thức trở thành một tân sinh viên. Vậy là giấc mơ đầy ảo tưởng ấy giờ đã trở thành hiện thực.

Tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Chi được ban quản lí Kí túc xá sinh viên dành riêng một phòng 8m2, miễn toàn bộ chi phí điện nước. Và trường cũng miễn toàn bộ học phí cho bạn.

Với những gì đạt được, Chi đã chứng minh cho mọi người thấy một chân lí thiêng liêng: Không có gì là không thể làm được nếu có ý chí và quyết tâm.

vincenttong311

Tổng số bài gửi : 4
Join date : 26/02/2011

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết